Quy định về an toàn PCCC khi lắp điện mặt trời mái nhà

Công nghệ điện mặt trời trong những năm gần đây đã có những bước phát triển rất nhanh chóng cũng như góp phần đáp ứng nhu cầu về điện ngày càng tăng ở nước ta. Tuy nhiên việc tuân theo quy định PCCC điện mặt trời áp mái là một yêu cầu quan trọng, đòi hỏi các đơn vị thi công, lắp đặt phải tuân thủ để phòng tránh các nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra.

Quy định PCCC điện mặt trời áp mái hiện nay

Theo văn bản hướng dẫn công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy (PCCC) đối với nhà máy điện mặt trời và hệ thống điện mặt trời do Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy đã ban hành:

  • Các hệ thống điện mặt trời trên mái nhà của công trình thuộc danh mục dự án, công trình do cơ quan cảnh sát PCCC thẩm duyệt thiết kế về PCCC như khu chế xuất, khu công nghiệp, học viện, trường đại học, bảo tàng, cảng hàng không… (tại phụ lục 4, nghị định số 79/2014) phải được thẩm duyệt thiết kế về PCCC.
  • Riêng đối với các công trình không thuộc danh mục phụ lục trên không phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC nhưng phải được hướng dẫn, khuyến cáo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về PCCC.
  • Tuy nhiên, Cục Cảnh sát PCCC cho rằng các tấm pin dạng phim mỏng thường chứa nhiều thành phần có khả năng bắt cháy cao hơn so với tấm pin dạng tinh thể, do đó cục này khuyến khích sử dụng tấm pin dạng tinh thể.
  • Về bố trí thiết bị, Cục Cảnh sát PCCC khuyến cáo các tấm pin lắp đặt trên mái phải được chia thành các nhóm, dãy với kích thước không quá 40x40m cho mỗi nhóm, khoảng cách giữa 2 nhóm không được nhỏ hơn 1,5m; không bố trí tấm pin trong phạm vi 3m xung quanh lối ra các mái qua các buồng thang bộ…
  • Đặc biệt, đơn vị này quy định không được lắp đặt tấm pin trên các mái làm bằng vật liệu cháy hoặc có vật liệu hoàn thiện là chất cháy.

(PCCC trong lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời)

Các yêu cầu PCCC đối với hệ thống điện mặt trời áp mái

1. Tiêu chuẩn Quốc gia về PCCC

Nhà nước đã đưa ra các quy định cụ thể về PCCC nhằm đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng trong lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời như sau:

– Cần thực hiện lắp đặt hệ thống chống sét cho công trình đảm bảo. Thực hiện nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9385:2012 về Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.

– Trang bị bình chữa cháy xách tay ngay tại công trình hệ thống năng lượng mặt trời theo TCVN 3890:2009.

2. Tiêu chuẩn lắp đặt phòng cháy chữa cháy cho hệ thống năng lượng mặt trời

– Hệ thống tấm pin quang điện trong quá trình lắp đặt phải được tiếp địa an toàn. Cùng với đó bộ phận kim loại như hệ thống giá đỡ phải được kết nối với tiếp địa hệ thống chống sét ở điểm cao nhất và điểm thấp nhất của hệ thống.

– Hệ thống dây dẫn nguồn DC, AC phải được chống sét lan truyền đầy đủ nhằm đảm bảo bảo vệ các thiết bị điện tử tăng điện áp đột biến.

– Đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà được lắp đặt cao trên 20m cần phải có ít nhất 02 dây dẫn tiếp địa cách nhau khoảng cố định và đảm bảo an toàn.

– Đối với các nhà ở có đặc thù chứa nhiều vật dễ cháy nổ thì cần cân nhắc khi lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời. Đây là các khu vực có tính chất rất đặc thù nên việc PCCC cho hệ thống năng lượng mặt trời cần phải hết sức coi trọng.

– Cần bảo quản tốt, đầy đủ hồ sơ lưu trữ toàn bộ hệ thống bao gồm các bản vẽ, vật liệu,…. để giúp đảm bảo quá trình truy xuất hệ thống nhằm sửa chữa, khắc phục được nhanh chóng và hiệu quả.


Manfusi Solar – Dẫn đầu giải pháp đầu tư điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam
Facebookhttps://www.facebook.com/manfusisolar
Văn phòng đại diện: 148 Võ Chí Công, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
Hotline/Zalo: 0976 368 148

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *