Nguyên nhân gây cháy nổ hệ thống điện mặt trời

Những năm gần đây, điện năng lượng mặt trời trở thành xu hướng được nhiều người dân và doanh nghiệp lựa chọn nhằm tận dụng nguồn điện năng lượng mặt trời cho nhu cầu của mình và giảm áp lực lên lưới điện quốc gia. Tuy nhiên điều này kéo theo sự xuất hiện của rất nhiều nhà cung ứng – lắp đặt không có kinh nghiệm khiến cho việc kiểm soát chất lượng của thiết bị gặp nhiều khó khăn, tránh khỏi sự cố , đặc biệt là sự cố về cháy nổ.

Các đám cháy thường thấy phía bên dưới tấm pin

Cháy nổ hệ thống điện mặt trời là một trong những vấn đề tồi tệ nhất và gây thiệt hại lớn đối với chủ đầu tư. Nguyên nhân cháy nổ có thể xuất phát từ cả chủ quan lẫn khách quan.

Lỗi DC

1. Pin kém chất lượng

Pin năng lượng mặt trời (PV) là loại pin có chứa nhiều tế bào quang điện solar cells. Tế bào quang điện vốn là phần tử bán dẫn, ở trên bề mặt của nó có chứa các cảm biến của ánh sáng giúp chuyển hóa năng lượng của ánh sáng thành năng lượng điện.

Pin mặt trời được coi là bộ phận trực tiếp đón nhận ánh sáng và các tác động từ môi trường, vì thế đây được coi là bộ phận quan trọng nhất của tấm pin năng lượng mặt trời.

Đứng trước cơn sốt về hệ thống điện năng lượng mặt trời gần đây càng có nhiều đơn vị cung cấp sản phẩm, thiết bị vật tư với nhiều thương hiệu, dẫn đến việc cạnh tranh về giá để thu hút khách hàng. Nhiều đại lý nhỏ lẻ lợi dụng sức nóng của thị trường, nhằm cung cấp hàng không đảm bảo chất lượng, gắn mác nào vào tấm pin.

Do tình hình Covid-19 căng thẳng, việc nhập khẩu các thiết bị chất lượng từ châu Âu là rất khó, giá thành rất cao nên phần lớn các tấm pin và thiết bị sẽ được mua từ Trung Quốc, vì thế mà các tấm pin được đặt có thể được gắn nhãn mác bất kỳ. Hiện nay, đang có hiện tượng sản xuất pin năng lượng mặt trời không đạt chất lượng như trên mác và đây là điều mà chúng ta đang vô cùng quan ngại nếu như sử dụng các tấm pin này để lắp đặt hệ thống điện mặt trời.

Nếu gia đình hay doanh nghiệp của bạn lắp đặt hệ thống điện mặt trời chất lượng kém, nhẹ thì ảnh hưởng đến việc chuyển đổi điện, nặng hơn là gây cháy nổ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người và của.

Vậy việc lựa chọn chất lượng pin mặt trời là yếu tố vô cùng quan trọng để tránh các hiểm họa tiềm ẩn cho hệ thống. Không nên ham rẻ hay chưa tìm hiểu kỹ về chất lượng sản phẩm mà đã quyết định lắp đặt.

2. PV HOTSPOT (Điểm chết PV)

Tác dụng của Hotspot lên tấm pin mặt trời xuất hiện khá sớm nếu như hệ thống của bạn đang có vấn đề.

Tấm pin bị che khuất, các tác động như phân chim, bão, mưa đá,… vật rơi vào làm tổn thương đến bề mặt kính bị vỡ và tạo ra các hotspot gây nứt và vỡ lớp kính trên bề mặt tấm pin năng lượng mặt trời, khi có 1 tấm pin mặt trời bị vỡ thì hơi ẩm sẽ xâm nhập vào bên trong và làm hư hại tấm pin năng lượng mặt trời. Các điểm hotspot này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động và gây cháy pin.

Việc Hotspot không gây ra sự cố chạm đất thì độ ẩm và nước mưa sẽ thấm vào trong, trong trường hợp xấu nhất thì sẽ gây hiện tượng cháy nổ.

3. Lỗi cắm ngược cực âm – dương

Khi lắp đặt điện mặt trời để hệ thống hoạt động hiệu quả và hết công suất thì việc thi công lắp đặt phải vô cùng tỉ mỉ, để tránh việc lắp không đúng các cực điện. Việc lắp sai cực điện âm dương làm quá trình hoạt động bị biến đổi không đúng theo quy luật, việc này khiến cho hệ thống có thể bị chập điện và hư hại đến inverter.

Đây là lỗi do kỹ sư lắp đặt hệ thống gây ra, vì thế đừng tự ý lắp đặt hay tìm đến nhà cung cấp không uy tín và không có trình độ chuyên môn để lắp đặt để tránh tình trạng hỏng hóc thiết bị hay nguy hiểm hơn là nguy cơ cháy nổ.

4. DC ARC FAULT (Lỗi hồ quang điện DC)

Lỗi và hỏa hoạn do sự phóng điện hồ quang DC có thể xảy ra bất cứ chỗ nào trong hệ thống dây điện cao thế DC. Các khớp nối trong mạch cần phải đủ chắc chắn để tránh các rủi ro tiềm ẩn.

Các mối nối lỏng lẻo do lắp đặt kém hay kết nối kém chất lượng, mối nối bị oxi hóa do không được bảo vệ, các mối nối tiếp xúc bị hỏng trong quá trình hệ thống tạo ra dòng điện.

5. Xước dây

Việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cần kỹ càng trong từng bước và cẩn thận với từng thiết bị, bởi nếu không tỉ mỉ thì trong quá trình lắp đặt hay vận chuyển sẽ xảy ra hiện tượng hở hay đứt dây điện, khi đó lắp đặt vào hệ thống sẽ gây chập điện dàn khung hoặc cháy nổ hỏng hóc inverter.

Việc các dây nối bị xước cũng gây nguy hiểm cho người lắp đặt và sử dụng khi có thể xảy ra hiện tượng giật điện.

6. Lỗi chạm đất DC

Trong quá trình lắp đặt dây DC có thể bị chạm đất làm cho dây bị sờn, đứt. Khi tiếp xúc trực tiếp với thanh ray kim loại, đất gây ra hiện tượng ngắn mạch DC.

Vì thế để tránh các sự cố về dây DC xảy ra thì cần phải tìm đến những nhà phân phối cung cấp và lắp đặt uy tín để đảm bảo các tấm pin mặt trời hoạt động ổn định và an toàn. Tránh các hiện tượng cháy nổ xảy ra gây ảnh hưởng cả về tài sản và con người.

Lỗi AC

1. Đấu nhầm pha
Khi người dùng đấu nhầm pha với nhau thì gây nên hiện tượng đoản mạch hay nghiêm trọng hơn là gây hư hỏng inverter.

Ngoài ra còn có xảy ra hiện tượng giảm hiệu suất của hệ thống điện năng lượng mặt trời.

Để tránh tình trạng này, cần đo đạc theo đúng kỹ thuật điện để tránh tình trạng đấu nhầm, thêm định danh cho các dây AC ( L1,L2,L3,N,……).

2. Kéo xước dây

Việc xước dây AC, gây ra hiện tượng hở mạch, nguy hiểm cho hệ thống, gây chập điện và cháy nổ.


Manfusi Solar – Dẫn đầu giải pháp đầu tư điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam
Facebookhttps://www.facebook.com/manfusisolar
Văn phòng đại diện: 148 Võ Chí Công, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
Hotline/Zalo: 0976 368 148

    NHẬN TƯ VẤN LẮP ĐẶT ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI