Top 5 nhà máy điện mặt trời lớn nhất Việt Nam

Các nhà máy điện mặt trời tại Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn với những tiềm năng mà tự nhiên mang lại. Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc khai thác năng lượng ánh sáng mặt trời, chuyển hóa thành năng lượng điện phục vụ nhu cầu của xã hội và nền kinh tế. Điều này không chỉ giúp chúng ta giảm bớt đi sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch (than đá), phát triển nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch hướng đến mục tiêu 2050 phát thải ròng bằng 0, hướng tới phát triển bền vững. Điện mặt trời vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

(Nhà máy Dầu Tiếng)

1. Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc 450 MW lớn nhất Việt Nam

Dự án điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc được khánh thành vào ngày 12/10/2020 tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Đây là dự án do Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) đầu tư. Công trình nổi bật với các đặc điểm như:

  • Dự án điện mặt trời lớn nhất Việt Nam:
    • Công suất: 450 MW
    • Tổng số vốn đầu tư: 12.000 tỉ đồng
    • Diện tích xây dựng: 557,09 ha
    • Số ngày thực hiện: 102 ngày
    • Số cán bộ, kỹ sư, công nhân tham gia thi công: 8.000 người
    • Số tấm pin mặt trời sử dụng: 1,4 triệu tấm
    • Số thép sử dụng: Hơn 100.000 tấn
    • Số dây và cáp điện: 8,5 triệu
  • Dự án có trạm biến áp, đường dây truyền tải đầu tiên do tư nhân đầu tư, xây dựng. Đường dây truyền tải 500 kV, 220 kV dài hơn 17 km. Kéo dài từ xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận đến xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Mỗi năm, nhà máy có thể khai thác hơn 1 tỉ kWh từ nguồn năng lượng tái tạo, góp phần giải tỏa công suất lưới điện cho khu vực Ninh Thuận và duyên hải Nam Trung Bộ

NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI TRUNG NAM THUẬN NAM 450MW TIẾP TỤC VẬN HÀNH

(Nhà máy điện mặt trời Trung Nam)

2. Cụm nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng DT1 và DT2 – 420 MW

Tính tới thời điểm hiện tại, cụm nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng DT1 và DT2 là dự án có công suất đứng thứ hai trên cả nước. Dự án này được Công ty TNHH Xuân Cầu (Việt Nam) và Công ty TNHH B. Grimm Power Public (Thái Lan) hợp tác đầu tư xây dựng trên vùng đất bán ngập của hồ Dầu Tiếng. Đến tháng 6, 2019, dự án hòa vào lưới diện quốc gia. Và đến 7/9/2019, dự án được chính thức khánh thành.

Thông tin về dự án này như sau:

  • Công suất: 420 MW
  • Tổng số vốn đầu tư: Hơn 9.100 tỉ đồng
  • Diện tích xây dựng: 504 ha

Ước tính, sau khi đi vào hoạt động, mỗi năm, cụm nhà máy này sẽ phát lên lưới điện quốc gia 688 triệu kWh. Nhờ đó, toàn bộ nhu cầu điện của tỉnh Tây Ninh nói riêng và một phần nhu cầu điện của khu vực phía Nam nói chung sẽ được đáp ứng.

Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1 – Tây Ninh - Xuân Cầu Holdings

(Nhà máy Dầu Tiếng)

3. Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ – 330 MW

Vào ngày 29/5/2020, nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ được Công ty Cổ phần Phát triển tầm nhìn năng lượng sạch (NLS) (trực thuộc BCG Energy) khởi công xây dựng. Địa điểm là xã Mỹ An và Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Đến 31/12/2020, phần đầu tiên của nhà máy chính thức hòa vào lưới điện quốc gia. Và đến 28/2/2021, nhà máy chính thức đóng điện phần còn lại.

  • Công suất: 330 MW
  • Tổng số vốn đầu tư: 6.200 tỉ đồng
  • Diện tích xây dựng: 380 ha

Ước tính khi đi vào hoạt động, mỗi năm nhà máy sẽ đạt sản lượng điện 520 triệu kWh, đủ để cung cấp cho 200.000 hộ dân và giảm phát thải 146.000 tấn CO2.

Nhà máy Năng lượng mặt trời Phù Mỹ chính thức hòa lưới điện quốc gia

(Nhà máy Phù Mỹ)

4. Cụm 3 nhà máy điện mặt trời BIM với tổng công suất 330 MWp

Cụm 3 nhà máy điện mặt trời BIM được Tập đoàn BIM Group khởi công tại huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) vào tháng 1/2018. Đến ngày 27/4/2019, dự án chính thức được khánh thành.

  • Công suất: 330 MWp
  • Tổng công suất: 7.000 tỉ đồng
  • Số tấm pin năng mặt trời sử dụng: Hơn 1 triệu tấm

Dự kiến cụm 3 nhà máy điện mặt trời BIM sẽ sản xuất được 600 triệu kWh điện mỗi năm, đủ để cung cấp cho 200.000 hộ gia đình.

BIM Group khánh thành cụm 3 nhà máy điện mặt trời 330MWP

(Cụm 3 nhà máy BIM)

5. Nhà máy điện mặt trời Hòa Hội – 257 MWp

Vào ngày 17/11/2018, dự án nhà máy điện mặt trời Hòa Hội tại xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên được Công ty Cổ phần TTP Phú Yên khởi công xây dựng. Sau 7 tháng, dự án được hoàn thành và chính thức khánh thành vào ngày 25/6/2019.

  • Công suất: 257 MWp
  • Tổng số vốn đầu tư: 4.985 tỷ đồng
  • Diện tích xây dựng: 256 ha
  • Số tấm pin mặt trời sử dụng: 752.640 tấm

Đây là dự án năng lượng tái tạo lớn nhất tỉnh Phú Yên. Dự kiến sau khi hoạt động, dự án sẽ phát lên lưới điện quốc gia 367,64 triệu kWh mỗi năm.Với sản lượng điện này, dự án sẽ đóng góp cho ngân sách địa phương mỗi năm khoảng 80 tỷ đồng.

Nhà máy điện mặt trời Hòa Hội | PECC2POM

(Nhà máy Hòa Hội)

Tiềm năng phát triển điện mặt trời tại Việt Nam

Tiềm năng phát triển điện mặt trời ở Việt Nam được đánh giá rất lớn. Nhìn vào bản đồ bức xạ mặt trời ở Việt Nam cho thấy, tiềm năng năng lượng mặt trời ở Việt Nam về mặt lý thuyết là rất lớn. Cường độ bức xạ mặt trời dao động từ 897 – 2108 kWh/m2/năm, tương đương 2,46 và 5,77 kWh/m2/ngày. Cường độ bức xạ cao nhất tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam bộ như Đắk Lắk, Gia Lai, Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh và Bình Phước.

Đó là dựa trên bản đồ bức xạ mặt trời, trên thực tế, nhìn vào địa hình, địa chất và quy hoạch đất đai, tổng diện tích khả dụng để phát triển điện mặt trời cũng vẫn rất lớn, chiếm gần 14% tổng diện tích toàn quốc, với tiềm năng kỹ thuật khả dụng đến 1,677,461MW.

Việc xác định rõ các tiềm năng của ngành điện mặt trời sẽ góp phần cụ thể hóa từng bước phát triển của ngành, sớm đạt được mục tiêu 2050 về phát thải ròng khí nhà kính bằng 0, đưa đất nước phát triển bền vững.


Manfusi Solar – Dẫn đầu giải pháp đầu tư điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam
Facebookhttps://www.facebook.com/manfusisolar
Văn phòng đại diện: 148 Võ Chí Công, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
Hotline/Zalo: 0976 368 148

    NHẬN TƯ VẤN LẮP ĐẶT ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI