“Dấu chân Carbon” trên con đường sản xuất điện năng lượng mặt trời

Vào những năm trở lại đây, điện năng lượng mặt trời là nhân tố vượt trội trong ngành sản xuất năng lượng sạch. Đây chắc chắn là một điều vô cùng tuyệt vời nếu nguồn năng lượng tái tạo này có thể tạo ra điện mà không tạo ra khí thải. Tuy nhiên, quá trình trong sản xuất hệ thống điện cần sử dụng rất nhiều năng lượng, đồng nghĩa với việc sẽ thải ra một lượng khí nhà kính nhất định. Điều này đã đặt ra câu hỏi: Nguồn năng lượng này thải ra bao nhiêu khí CO2? Nhiều hơn như thế nào so với các loại năng lượng khác?

Carbon footprint

Hình ảnh minh họa

Dấu chân Carbon trong sản xuất điện năng lượng mặt trời là gì?

“Dấu chân Carbon” (Tên tiếng Anh: Carbon Footprint) là cụm từ gắn liền với các hoạt động như tiêu dùng xanh, chuỗi cung ứng xanh hay năng lượng xanh. Theo định nghĩa của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), dấu chân Carbon là “Tổng lượng phát thải khí nhà kính trực tiếp và gián tiếp do một hoạt động, sản phẩm hoặc tổ chức gây ra trong suốt vòng đời của nó”.

Mỗi người, mỗi quốc gia lại có một “dấu chân” khác nhau. Ví dụ, trung bình 1 người Việt Nam thải 2,3 tấn CO2 mỗi năm, người Ấn Độ thải ra 1,7 tấn CO2/ năm và Mỹ là 16,5 tấn CO2/năm. Vậy, trong công nghiệp sản xuất sản phẩm điện năng lượng mặt trời thì sao?

Theo nghiên cứu, các tấm pin mặt trời dân dụng thải ra khoảng 43 gram lượng khí thải CO2 trên mỗi kWh điện được tạo ra (Tương  đương trọng lượng một quả trứng gà nhỏ). Hầu hết lượng khí thải trong suốt vòng đời sản phẩm gắn liền với quá trình sản xuất và được bù đắp bằng việc sản xuất năng lượng sạch trong vòng ba năm đầu hoạt động. Trong đó lượng phát thải trong vòng đời đề cập đến tổng lượng phát thải từ khai thác, sản xuất, lắp đặt, bảo trì đến xử lý.

Có một số ý kiến cho rằng việc sản xuất tấm điện mặt trời hiện nay có lượng khí thải Carbon lớn hơn thực tế. Nếu Vậy khi đặt lên bàn cân với các nguồn năng lượng khác thì con số này sẽ được phản ánh như thế nào?

So sánh “dấu chân Carbon” năng lượng mặt trời với các nguồn năng lượng khác

Thực tế, nếu xét đến lợi ích của nguồn nguồn quang năng so với các phương pháp sản xuất năng lượng tương đương, “dấu chân Carbon” của nguồn năng lượng này “mờ” hơn rất nhiều.

nang luong mat troi

Biểu đồ so sánh lượng khí thải CO2 trong vòng đời các nguồn năng lượng. Nguồn: IPPC 2014

Theo IPCC, lượng khí thải Carbon của các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà thấp hơn khoảng 12 lần so với khí đốt tự nhiên và ít hơn 20 lần so với than, xét về lượng khí thải CO2 trên mỗi kWh điện được tạo ra.

Tuy nhiên, nguồn năng lượng này có lượng khí thải Carbon lớn hơn so với các tuabin thủy điện, năng lượng hạt nhân và năng lượng gió. Năng lượng gió là hiệu quả nhất, nhưng cực kỳ khó để sản xuất ở quy mô tiêu dùng. Đó là lý do tại sao năng lượng mặt trời là lựa chọn dễ dàng nhất vì nó tạo ra 43 gram mỗi kWh trong quá trình sản xuất, thấp hơn khí đốt, dầu mỏ và khí tự nhiên.

Mặc dù tất cả nguồn năng lượng tái tạo như mặt trời, gió hay năng lượng sinh học…đều để lại “dấu chân”, tuy nhiên chúng đều mang lại lợi ích vượt trội thay thế cho năng lượng truyền thống như củi, gỗ, than, dầu mỏ, khí đốt, đá cháy…

Sử dụng điện năng lượng mặt trời có làm giảm lượng khí thải Carbon của bạn không?

Đến đây chúng tôi tự tin khẳng định rằng, lắp đặt các tấm pin mặt trời trong nhà là một cách rất hiệu quả góp phần làm mờ dấu chân Carbon. Mặc dù có lượng khí thải Carbon liên quan đến việc sản xuất các tấm pin mặt trời nhưng sẽ nhanh chóng được bù đắp sau khi được lắp đặt và vận hành.

Tùy thuộc vào cơ cấu nguồn điện tại địa phương của bạn, thông thường phải mất 2-3 năm để các tấm pin mặt trời bù đắp lượng khí thải trong vòng đời của chúng, để lại hàng thập kỷ sản xuất điện sạch, tiết kiệm nước và tiết kiệm chi phí năng lượng.

nang luong mat troi

Biểu đồ so sánh dấu chân Carbon giữa năng lượng điện mặt trời và than đá. Nguồn IPCC

Tái chế pin năng lượng mặt trời – niềm hy vọng mới cho ngành năng lượng

Tuổi thọ trung bình của các tấm pin dao động từ là 30 – 40 năm. Vậy câu hỏi đặt ra: “Sau 30-40 năm nữa, những tấm pin này liệu sẽ đi đâu?”. Theo IPPC, đến năm 2050 số lượng rác thải pin mặt trời lên tới 78 triệu tấn. Đây thật sự là một một vấn đề nghiêm trọng trong tương lai, đó sẽ là một cuộc khủng hoảng hoảng lớn khi các tấm pin mặt trời cũ không được tái chế.

Tuy nhiên theo các chuyên gia trong lĩnh vực quang năng, các tấm pin năng lượng mặt trời hoàn toàn có thể tái chế với tỷ lệ rất cao. Điều này không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, môi trường mà còn một lần nữa khẳng định điện mặt trời là nguồn năng lượng sạch, các tấm pin mặt trời là những sản phẩm “Double Green”.

Kết luận

Năng lượng mặt trời là một lựa chọn hấp dẫn và bền vững hướng tới một cuộc sống xanh trong tương lai. Sản xuất tấm pin mặt trời có lượng khí thải Carbon thấp hơn các nguồn năng lượng khác. Chúng ta có thể nói rằng nó tốt hơn nhiều so với các nguồn năng lượng khác, bao gồm than, dầu và thậm chí cả khí đốt tự nhiên. Hãy tận dụng nguồn năng lượng sạch để xây dựng một tương lai sáng hơn cho hành tinh của chúng ta.


Manfusi Solar – Dẫn đầu giải pháp đầu tư điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam
Facebookhttps://www.facebook.com/manfusisolar
Văn phòng đại diện: 148 Võ Chí Công, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
Hotline/Zalo: 0976 368 148

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *